Bảo dưỡng máy nén khí theo định kỳ và đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp máy hoạt động ổn định, mượt mà. Vậy quy trình và kế hoạch bảo dưỡng các thiết bị nén khí này diễn ra như thế nào? Có phức tạp không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Tại sao cần phải bảo dưỡng máy bơm khí?
Bất kì thiết bị nào khi sử dụng một thời gian cũng cần phải bảo trì để nó duy trì sự ổn định, không làm gián đoạn công việc và máy nén khí cũng không ngoại lệ. Để đảm bảo được máy hoạt động bình thường, bạn cần phải có kế hoạch và quy trình bảo dưỡng máy hợp lí. Sau đây là một số lợi ích khi bảo dưỡng máy nén khí đúng cách:
Tăng hiệu suất hoạt động, tránh thời gian chết
Các thiết bị nén khí khi dừng hoạt động sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy mà bảo dưỡng máy nén khí thường xuyên sẽ giúp máy hoạt động ổn định, hiệu quả. Phát hiện lỗi kịp thời để sửa chữa, tránh được tình trạng máy ngừng hoạt động.
Tiết kiệm chi phí
Khi máy được bảo dưỡng thường xuyên giúp năng suất tăng. Các bộ phận được bảo dưỡng hoạt động tốt. Tăng tuổi thọ. Vì thế sẽ tiết kiệm được chi phí sửa chữa, chạy mới phụ tùng.
Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ máy nén khí còn giúp tiết kiệm điện năng khi vận hành máy.
Tăng độ bền
Nhờ việc bảo dưỡng định kỳ nên máy nén khí hoạt động tốt hơn, máy chạy bền, ổn định hơn. Đồng thời, hiệu suất tạo khí của máy được đảm bảo giúp cung cấp đầy đủ khí nén cho quá trình sản xuất. Máy bền thường đi liền với tăng năng suất lao động.
Bao lâu nên bảo dưỡng thiết bị nén khí?
Lập kế hoạch bảo dưỡng máy nén khí, tuân thủ các quy chuẩn là rất quan trọng để máy nén khí hoạt động ổn định. Cần đảm bảo quá trình sửa chữa, bảo dưỡng được thực hiện đúng theo từng bước, theo dõi và phải ghi chép lại lịch trình đầy đủ.
Dưới đây là những yêu cầu cơ bản cho quy trình bảo dưỡng tối thiểu cần thiết:
Định kỳ/ngày (tối đa 8h)
- Kiểm tra tất cả đồng hồ báo và bộ chỉ thị hoạt động tốt
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn và châm thêm nếu cần
- Kiểm tra dò rỉ dầu bôi trơn
- Kiểm tra tiếng động lạ hoặc rung động mạnh
- Xả nước trên bình tích áp
- Xả nước trên lọc đường ống
Hàng tuần
- Kiểm tra hoạt động của van an toàn
Hàng tháng
- Bảo trì lọc gió nếu cần thiết ( làm hàng ngày hoặc hàng tuần nếu môi trường quá bẩn)
- Lau chùi toàn bộ giữ gìn máy luôn sạch sẽ
- Kiểm tra dòng điện động cơ khi máy đầy tải và đủ áp suất thiết kế
- Kiểm tra hoạt động của tất cả thiết bị điều khiển
- Kiểm tra hoạt động của đường hồi dầu. Làm sạch nếu cần
- 6 tháng (hay 1000h)
- Lấy mẫu dầu bôi trơn để phân tích
- Thay mới lọc dầu
Định kỳ/ hàng năm
- Kiểm tra tổng thể toàn bộ máy và xiết lại các bu lông của máy
- Thay mới lọc tách dầu
- Thay mới lọc gió
- Bơm mỡ bổ sung vòng bi động cơ
- Kiểm tra chế độ bảo vệ tự động dừng máy an toàn. Liên hệ với người phụ trách bảo dưỡng có thẩm quyền.
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí cơ bản
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí piston dưới đây giúp bạn dễ dàng thực hiện tại nhà hiệu quả và an toàn nhất.
Thay dầu mới cho máy
Công việc này được tiến hành sau khoảng 1000 giờ khi máy hoạt động với các bước cụ thể như sau:
- Cho máy chạy một lúc rồi tắt đi để làm ấm dầu máy.
- Vặn ốc xả dưới đáy bình và dùng khay để hứng. Đợi dầu chảy ra hết thì vặn ốc lại vị trí ban đầu.
- Mở nắp và đổ từ từ dầu vào khoang chứa.
- Quan sát cho đến khi lượng dầu đổ vào máy đạt mức yêu cầu thì đừng lại. Cuối cùng, đóng chặt nắp khoang dầu.
Lưu ý: Nên sử dụng loại dầu chuyên dụng dành cho máy nén khí theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Xả nước đọng thường xuyên
- Hơi nước đọng nhiều trong bình chứa sẽ làm giảm công suất của hoạt của máy. Vì vậy, cần phải chú ý và xả nước đọng thường xuyên.
- Cách thực hiện: Mở van xả dưới đáy bình để nước xả ra ngoài. Sau khi hết thì đóng van xả lại là được.
Vệ sinh thân máy nén khí
Việc vệ sinh nên được làm thường xuyên. Có thể dùng một tấm vải khô lau sạch bên ngoài. Phần lá tản nhiệt và đầu nén cần được làm sạch kỹ để không ảnh hưởng đến công suất máy.
Lưu ý:
Máy nén khí sẽ liên tục sinh nhiệt trong quá trình làm việc, đầu nén thường có các lá tản nhiệt để khắc phục vấn đề này. Máy nén khí 2 cấp thì thường có khoang tản nhiệt cho khí trước khi thực hiện nén khí lần 2. Nếu đầu nén và tản nhiệt bị bám bụi dày đặc, tiếp xúc không khí sẽ giảm bớt và khả năng tản nhiệt sẽ kém đi đáng kể. Việc này dẫn đến giảm tuổi thọ máy nén khí. Hãy thường xuyên loại bỏ các lớp bụi bẩn trên thân máy và đầu nén. Đặc biệt quan tâm đến khu vực lá tản nhiệt và khoang tản nhiệt của đầu nén.
Vệ sinh lọc gió
Lọc gió có tác dụng bảo vệ cụm đầu nén, lọc dầu và các chi tiết bên trong khỏi sự tấn công của bụi bẩn bên ngoài. Do vậy, khi bảo dưỡng máy nén khí mini piston không thể bỏ qua công đoạn vệ sinh lọc gió. Cách làm như sau:
- Vặn ren nối giữa đầu máy và lọc gió.
- Lấy bộ lọc gió ra và làm sạch hết dị vật, bụi bẩn trong lọc gió. Lưu ý: Cần thực hiện nhẹ tay để không làm hư hỏng lọc gió.
- Lắp lại bộ lọc vào máy. Nếu lọc gió quá cũ, hoạt động kém hiệu quả thì tốt nhất nên thay mới.
Bài viết này đã cung cấp đầy đủ các quy trình để bảo dưỡng các thiết bị nén khí. Hy vọng với những thông tin trên, nó sẽ hữu ích với bạn.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về sản phẩm hoặc mua hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua website: https://thietbichamsocxe.vn/ hoặc
HOTLINE: 0911792424
sẽ có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp tư vấn giúp bạn miễn phí!