Cầu nâng ô tô 1 trụ xuất xứ Ấn Độ không còn quá xa lạ trong dịch vụ chăm sóc và rửa xe ô tô chuyên nghiệp. Tuy nhiên còn nhiều người phân vân không biết thiết bị nâng hạ này gồm những bộ phận chính nào. Có điểm gì khác biệt với cầu nâng Việt Nam. Để biết được thêm thông tin về sản phẩm, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Cấu tạo của cầu nâng xe 1 trụ Ấn Độ
Cấu tạo cầu nâng 1 trụ Ấn Độ bao gồm 3 bộ phận chính. Đó là ty nâng (ống xi – lanh), bàn nâng và bình nhớt.
Bàn nâng
Đây là bộ phận xe được tiếp xúc, khi rửa xe, cần đưa xe vào bàn nâng. Bàn nâng của cầu nâng rửa xe 1 trụ thường có 2 tấm. Tùy thuộc vào loại bàn nâng gầm hay nâng toàn xe, lắp kiểu nổi hay âm nền mà bàn nâng sẽ có độ dài ngắn khác nhau.
Hiện nay có hai loại bàn nâng được sử dụng phổ biến đó là bàn nâng hình chữ H, và chữ I. Ở giữa là một thanh ngang được bắt bulong vào với ty nâng. Có tác dụng như 1 chiếc đòn gánh với tải trọng hai bên là bàn nâng, phía trên là 4 bánh xe ô tô.
Ty nâng của cầu nâng
Ty nâng hay còn gọi là xilanh, bộ phận này gồm piston, xilanh, vòng đệm, gioăng làm kín. Ty nâng của cầu nâng 1 trụ Ấn Độ đảm nhận vai trò quan trọng. Do đó khi mua cầu nâng ô tô người dùng cần lưu ý xem xét thật kỹ bộ phận này. Xilanh có chức năng đẩy bàn nâng có chứa xe ô tô lên nhờ lực đẩy từ áp suất khí nén được cung cấp từ máy nén khí. Áp lực của khí nén trong xilanh sẽ đẩy nhớt, ty cầu lên. Từ đó xe được nâng lên từ từ.
Trong hệ thống cầu nâng, ty nâng là phần hoạt động nhiều nhất, liên tục cọ xát vào thành xilanh của trụ cầu và nhớt. Do đó, nếu không được bảo quản, bảo dưỡng đúng cách sẽ rất dễ khiến nhớt bị rò rỉ ra ngoài. Như vậy, áp lực trong xilanh sẽ giảm, không khí bên trong xilanh không đủ để đáp ứng yêu cầu công việc.
Bình chứa nhớt
Bình chứa nhớt cũng là một trong những thành phần quan trọng giúp cho cầu nâng vận hành ổn định. Nhớt sẽ được đưa vào bên trong ty nâng qua hệ thống van khóa và đường dẫn khi áp lực khí nén được đưa vào hay xả ra. Ty nâng được đẩy lên nhờ vào hoạt động của nhớt trong bình. Hỗ trợ quá trình nâng lên hạ xuống của cầu được dễ dàng hơn.
So sánh cầu nâng ô tô 1 trụ Ấn Độ và cầu nâng 1 trụ Việt Nam
Về cấu tạo chung
Ty nâng trong cấu tạo cầu nâng 1 trụ Ấn Độ và Việt Nam gồm hai phần là xy lanh và piston. Cả 2 loại ty nâng đều có đường kính ty trong là 270mm.
Về xi lanh
Lớp phủ ngoài
Cầu nâng 1 trụ Ấn Độ được bọc 1 lớp Carbon fiber Reinforced Polymer. Có tác dụng chống nước hiệu quả, chống gỉ, chịu được nhiệt cao và có khả năng kéo lớn hơn thép và ít đàn hồi. Được sơn thêm lớp sơn tĩnh điện.
Cầu nâng Việt Nam được sơn một lớp sơn tĩnh điện bên ngoài.
Về thiết kế hình dáng
Lớp vỏ bên ngoài của ty nâng Việt Nam được thiết kế theo một hình trụ tròn từ trên xuống dưới. Còn với ty cầu nâng rửa xe nhập khẩu Ấn Độ dường thiết kế 2 phần riêng biệt, ty cầu sẽ phình ra 1 chút. Theo đánh giá của các chuyên gia thì thiết kế của Ấn Độ sẽ hạn chế tình trạng cọ xát piston và nâng cao tuổi thọ của cầu.
Trong quá trình nâng xe ô tô lên cao. Trọng lượng của xe ô tô sẽ tác động một lực rất lớn lên cầu nâng. Đặc biệt là phần piston cần một lực lớn để nâng được xe ô tô lên.
Quá trình nâng xe lên cầu nâng khó giữ được cân bằng, sẽ dồn về một hướng. Vì vậy quá trình nâng, phần piston dễ cọ sát vào phần miệng của xilanh gây trầy xước phần xi mạ bên ngoài piston. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ và thời gian sử dụng của thiết bị.
Cầu nâng Ấn Độ được thiết kế đặc biệt với phần miệng xilanh rộng hơn phần thân. Vì vậy khi nâng xe ô tô lên, trọng lượng xe dồn về một hướng. Piston không bị cọ xát được vào phần miệng của xilanh. Phần xi mạ bên ngoài piston không bị trầy xước. Kéo dài tuổi thọ và thời gian sử dụng.
Còn cầu nâng 1 trụ Việt Nam với thiết kế hình trụ thẳng nên trong quá trình nâng xe ô tô. Trọng lượng xe dồn về một hướng và phần piston sẽ cọ sát vào phần miệng của xi lanh. Điều này khiến lớp mạ xi bên ngoài của piston bị trầy xước. Gây ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị.
Về chiều dài
Chiều dài ty nâng của giàn nâng rửa xe Ấn Độ là 2,25m thì của Việt Nam là 2,1m. Với những ưu điểm vượt trội hơn so với dòng cầu nâng Việt Nam về kiểu dáng thiết kế và thời gian bảo hành. Nên cầu nâng 1 trụ Ấn Độ hiện đang được đông đảo khách hàng lựa chọn sử dụng.
Song điều này cũng không thể khẳng định cầu nâng là Việt Nam không đảm bảo chất lượng. Theo đó, cầu nâng 1 trụ rửa xe Việt Nam được ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng. Đáp ứng nhu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn.
Những lưu ý để sử dụng cầu nâng rửa xe an toàn, hiệu quả tốt
Cầu nâng ô tô là thiết bị quan trọng hàng đầu trong các tiệm rửa xe và gara sửa chữa ô tô. Chính vì vậy, để sử dụng hiệu quả, tăng tuổi thọ thiết bị. Đảm bảo an toàn trong quá trình vận hàn. Thì người dùng cần nắm được một số vấn đề sau:
Tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật
Những yếu tố kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất, có vai trò quyết định tới hiệu quả sử dụng mà cầu nâng mang lại. Theo đó, khi sử dụng cầu nâng 1 trụ, người dùng cần chú ý:
Nâng xe ở độ cao phù hợp với mục đích sử dụng. Tuyệt đối không nâng xe khi có người đang ngồi trong xe hoặc đứng trong khu vực lắp đặt cầu nâng.
Nâng xe đúng tải trọng, việc nâng vượt quá tải trọng cho phép sẽ dễ phát sinh sự cố. Làm ảnh hưởng tới chất lượng. Không đảm bảo an toàn cũng như làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Người vận hành cầu nâng cần phải có chuyên môn. Được đào tạo bài bản để tránh những sự cố phát sinh nghiêm trọng. Gây ra tình trạng mất an toàn. Ảnh hưởng đến tiến độ công việc và uy tín của cơ sở kinh doanh.
Chú ý thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng
Vệ sinh sau khi sử dụng: Bụi bẩn xung quanh có thể bám vào phớt làm kín cầu, mặt piston gây ra hỏng hóc. Do đó, đừng quên vệ sinh định kỳ thường xuyên để tăng độ bền cho thiết bị nhé.
Kiểm tra phốt cầu và dầu nhớt: Dầu nhớt có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc vận hành. Nên cần đảm bảo không khí trong xi lanh.
Cung cấp khí nén đầy đủ: Cầu nâng rửa xe 1 trụ sử dụng khí nén để nâng xe. Nên cần phải được cung cấp đầy đủ khí nén để hoạt động ổn định.
Với những thông tin tổng quan về cầu nâng ô tô 1 trụ Ấn Độ trên đây. Hy vọng sẽ hữu ích đối với các bạn. Từ đó sẽ lựa chọn được thiết bị phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình